Thủ đô có nghĩa là gì?

Posted by Trần Duy Thuận on Friday, October 9, 2015

Thủ đô là gì? Có ý nghĩa ra sao? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết này nhé.

Thủ đô hoặc trong tiếng Việt hay trong tiếng Anh là Capital. Thủ đô là để nói lên nơi được chính phủ của nước đó chọn làm nơi đặt hầu hết các cơ quan đầu não của nước tại đây. Trong thời phong kiến thì thủ đô còn được gọi dưới cái tên kinh đô, kinh thành hoặc là kinh kỳ.

Ví dụ như ở thủ đô Hà Nội thì là nơi tập trung của các cơ quan bộ ngành như Bộ Công An, Bộ Giáo Dục, Bộ Ngoại Giao,....

Ngoài ra đây cũng là nơi đặt các Đại sứ quán của nước ngoài ở Việt Nam. Có thể kể đến như Đại sứ quán Mỹ, Đại sứ quán Nhật, Đại sứ quán Anh,....

Một vài thông tin liên quan đến thủ đô có thể bạn chưa biết:

Nguồn thông tin được lấy bên dưới là từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Thủ_đô

Có một số trường hợp trong đó quốc gia có nhiều thủ đô, và cũng có một số quốc gia không có thủ đô. Một số trường hợp khác, thủ đô chính thức không phải là thủ đô thực tế vì các lý do thực dụng. 

Có nghĩa là, thành phố được biết đến như thủ đô lại không đặt cơ quan chính quyền tại đó. Sau đây là danh sách một số từ các quốc gia độc lập.

Benin: Porto-Novo là thủ đô chính thức, nhưng Cotonou là nơi đặt bộ máy chính quyền.

Bolivia: Sucre vẫn là thủ đô trong hiến pháp, nhưng phần lớn chính quyền quốc gia từ lâu đã từ bỏ khu vực này để đến La Paz.

Chile: Santiago là thủ đô mặc dù Quốc hội Chile đặt tại Valparaíso.

Côte d'Ivoire: Yamoussoukro được chỉ định làm thủ đô quốc gia vào năm 1983, nhưng phần lớn văn phòng chính phủ và đại sứ quán vẫn đặt tại Abidjan.

Cộng hòa Séc: Praha là thủ đô hợp hiến duy nhất. Tuy nhiên, Brno là nơi đặt cả ba tòa án cao nhất đất nước, khiến nó trở thành thủ đô tư pháp của Séc trên thực tế.

Pháp: Hiến pháp của Pháp không công nhận bất kỳ thủ đô nào tại Pháp. Paris là thủ đô trên thực tế của Pháp, nhưng nghị viện vẫn tổ chức hội nghị hỗn hợp tại Versailles.

Đức: Thủ đô chính thức Berlin là nơi đặt nghị viện chính phủ. Tuy nhiên, nhiều bộ vẫn đặt tại thủ đô Bonn của Tây Đức cũ, giờ có tên là Thành phố Liên bang. Khối luật pháp được chia ra giữa Karlsruhe và Leipzig.

Malaysia: Kuala Lumpur là thủ đô hợp hiến nhưng trung tâm hành chính liên bang được di chuyển sang 30 km về phía nam tại Putrajaya vào cuối thập niên 1990. Nghị viện vẫn đặt tại Kuala Lumpur.
Myanma: Naypyidaw được chỉ định làm thủ đô quốc gia vào năm 2005, cùng năm mà nó thành lập, nhưng đa số văn phòng chính phủ và đại sứ quán vẫn đặt ở Rangoon.

Hà Lan: Amsterdam là thủ đô quốc gia trong hiến pháp mặc dù chính phủ, nghị viện, tòa án tối cao đều đặt tại Den Haag.

Sri Lanka: Sri Jayawardenapura Kotte là thủ đô chính thức và là nơi đặt nghị viện, trong khi thủ đô cũ, Colombo, hiện được chỉ định làm "thủ đô thương mại". Tuy nhiên, nhiều văn phòng chính phủ vẫn đặt tại Colombo. Cả hai thành phố đều thuộc Miền Colombo.

Nam Phi: thủ đô hành chính là Pretoria, thủ đô lập pháp là Cape Town, và thủ đô tư pháp là Bloemfontein, hệ quả của một thỏa hiệp từ đó hình thành nên Liên minh Nam Phinăm 1910
.
Thụy Sĩ: Bern là Thành phố Liên bang của Thụy Sĩ và có chức năng như một thủ đô trên thực tế. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Thụy Sĩ đặt ở Lausanne.

Tanzania: Dodoma được chỉ định làm thủ đô quốc gia vào năm 1973, nhưng phần lớn các văn phòng chính phủ và đại sứ quán vẫn nằm ở Dar es Salaam.

Hãy cùng thư viện kiến thức 360. Đón xem các bài viết tiếp theo nhé.

{ 0 comments... read them below or add one }

Post a Comment